Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 006

  Hits: 025264481
 
Tin tức » Người Việt bốn phương 28.03.2024 11:56
Vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan
02.10.2018 18:31

Xung đột phe phái kéo dài ở Nam Sudan buộc Liên Hợp Quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình để ngăn thảm họa nhân đạo.

 

Đoàn sĩ quan Việt Nam chụp hình trước giờ sang Nam Sudan hôm 1/10. Ảnh: Thành Nguyễn.

Bộ Quốc phòng sáng 1/10 tổ chức tiễn đoàn Bệnh viện dã chiến sang Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Liên Hợp Quốc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng cấp đơn vị độc lập trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới, được thành lập ngày 9/7/2011 với dân số 13 triệu người, sau thỏa thuận năm 2005 với chính phủ Sudan nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 25 năm, lâu nhất trong lịch sử châu Phi.

Việc giành độc lập từng được kỳ vọng sẽ mang lại hòa bình, giúp Nam Sudan bắt đầu xây dựng nền kinh tế và cải thiện cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, quá trình ly khai khỏi Sudan không giải quyết được những xung đột giữa 60 sắc tộc tại Nam Sudan, đặc biệt là hai dân tộc lớn nhất là Dinka và Nuer.

Chỉ hai năm sau khi giành độc lập, tình trạng tranh chấp sắc tộc dẫn tới chia rẽ quyền lực chính trị trong nội bộ Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLM), tổ chức từng dẫn dắt cuộc đấu tranh giành độc lập của Nam Sudan, đẩy quốc gia này vào vòng xoáy nội chiến giữa các phe phái.

Những cuộc giao tranh đẫm máu giữa các phe nổ ra từ năm 2013 đã khiến ít nhất 2,2 triệu người Nam Sudan phải rời bỏ nhà cửa và châm ngòi cho một thảm họa nhân đạo, theo BBC.

Ngoài xung đột chính trị và bạo lực, hàng loạt đợt hạn hán đã gây ra nạn đói, đe dọa trầm trọng tới an ninh lương thực ở quốc gia Đông Phi này. Vào tháng 6/2018, khoảng 7 triệu người, chiếm 60% dân số Nam Sudan, cần được cứu trợ và có nguy cơ bị đói.

Một số thỏa thuận hòa bình giữa các phe phái tại Nam Sudan đã được ký trong 6 năm qua, nhưng chúng liên tục bị vi phạm, khiến bạo lực leo thang. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột quân sự, bên cạnh hàng triệu người phải tị nạn tới các quốc gia láng giềng.

Nền kinh tế Nam Sudan cũng rơi vào khủng hoảng khi đồng tiền của nước này mất giá trị, khiến chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng cao. Có thời điểm lạm phát tại Nam Sudan đã chạm ngưỡng 835%.

Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS) được thành lập ngày 8/7/2011 theo Nghị quyết số 1996 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nhiệm vụ chính của UNMISS là bảo đảm hòa bình, xây dựng sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế lâu dài cho Nam Sudan, cũng như hỗ trợ chính phủ nước này hạn chế xung đột và bảo vệ dân thường. Trong thời kỳ cao điểm, lực lượng UNMISS gồm 11.350 binh sĩ quân đội và 1.173 sĩ quan cảnh sát từ các nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định các phái bộ gìn giữ hòa bình chỉ có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người dân, không bắt buộc tham gia các xung đột quân sự để bảo vệ lãnh thổ của quốc gia sở tại. Đây là lý do khiến UNMISS đứng ngoài cuộc chiến biên giới chớp nhoáng giữa Sudan và Nam Sudan hồi năm 2012.

Việt Nam bắt đầu góp mặt trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc bằng cách gửi 27 lượt sĩ quan tới UNMISS từ tháng 6/2014. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình trên cơ sở chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bảo vệ hòa bình, không tham gia vào xung đột quân sự mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ nhân đạo, hòa giải.

Theo: Vnexpress
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru